Ngủ siêu ngắn (microsleep) là gì?

Ngủ siêu ngắn có thể xảy ra ở bất kỳ ai và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như nguy cơ tai nạn xe cộ. Vậy chính xác tình trạng này là gì?

Thuật ngữ ngủ siêu ngắn, vi ngủ hay microsleep dùng để chỉ những khoảng thời gian ngủ rất ngắn có thể tính bằng giây, thay vì phút hoặc giờ. Ngay cả khi không quen thuộc với các khái niệm đó, bạn có thể đã trải qua hoặc chứng kiến ​​​​người khác trải nghiệm. Khi này, một người sẽ ngủ gật hoặc mở mắt khi ngủ siêu ngắn và vẫn trông tỉnh táo. Bất kể ai đó xuất hiện như thế nào trong giai đoạn ngủ ngắn, não bộ của họ không thể xử lý thông tin bên ngoài như bình thường.   

Giấc ngủ siêu ngắn thường xảy ra sau khi thiếu ngủ. Do đó, nhiều người bị rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như rối loạn làm việc theo ca hoặc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn trải qua giấc ngủ ngắn. Những người không bị rối loạn giấc ngủ cũng có thể trải qua giấc ngủ siêu ngắn, ngay cả sau đêm ngủ ít hay hoàn toàn không thiếu ngủ. Đợt ngủ siêu ngắn thường xảy ra khi mọi người đang thực hiện các hoạt động nhàm chán, chẳng hạn như lái xe trên đường cao tốc vắng vẻ.

Do ngủ siêu ngắn có thể xảy ra với bất kỳ ai và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như nguy cơ tai nạn xe hơi tăng lên. Điều quan trọng là phải tìm hiểu chính xác tình trạng này là gì, nó ảnh hưởng đến mọi người như thế nào và cách quản lý.

ngủ siêu ngắn

Ngủ siêu ngắn là gì?

Các nhà nghiên cứu thường định nghĩa ngủ siêu ngắn là các giai đoạn ngủ kéo dài trong 15 giây hoặc ít hơn. Trong giai đoạn ngủ siêu ngắn, mọi người sẽ mất kiểm soát có ý thức về hiệu suất cá nhân. Các nhà khoa học đang làm việc để hiểu rõ hơn những gì xảy ra trong não bộ khi ngủ siêu ngắn bằng cách nghiên cứu hiện tượng này ở cả người lẫn động vật.

Ngủ siêu ngắn đôi khi được gọi là ngủ siêu ngắn hành vi bởi nó đặc trưng bởi những thay đổi trong hành vi. Các giai đoạn ngủ siêu ngắn khác nhau ở mỗi người, nhưng chúng thường được xác định khi một người nhắm mắt trong khoảng thời gian ngắn hoặc mất tập trung. Các nhà nghiên cứu có thể phát hiện ra vấn đề này bằng nhiều cách khác nhau như đo hoạt động não bộ; quan sát khuôn mặt và cơ thể của một người; hoặc kiểm tra hoạt động tâm lý vận động của họ.

Trong giai đoạn ngủ siêu ngắn, sóng não được đo bằng điện não đồ (EEG) có dấu hiệu chậm lại rõ rệt. Quá trình quét não được thực hiện bằng cách sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI). Phương pháp này cho thấy giấc ngủ siêu ngắn liên quan đến hoạt động của não bộ khác với hoạt động được tìm thấy trong giấc ngủ thông thường. Trong giai đoạn này, phần lớn bộ não bị ngừng hoạt động trong khi giấc ngủ vẫn được kích hoạt, bao gồm cả những vùng não dành riêng cho sự tỉnh táo.

Bộ não khi vi ngủ cũng phản ứng với âm thanh khác so với khi thức hoặc ngủ bình thường. Não bộ có phản ứng đối với âm thanh khi ngủ siêu ngắn, nhưng không giống với kiểu phản ứng được tìm thấy ở người đang thức. Ví dụ, khi ngủ siêu ngắn, não dường như không phân biệt được các cao độ âm thanh khác nhau.

Thực tế, cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu tất cả những điểm khác biệt của giấc ngủ siêu ngắn so với giấc ngủ và tỉnh. Đồng thời, ta cũng hiểu thêm tại sao hiện tượng này lại xảy ra.  

Các triệu chứng của ngủ siêu ngắn

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ngủ siêu ngắn là nhắm mắt một phần hoặc hoàn toàn, mặc dù đôi khi có thể mở mắt.

Một triệu chứng phổ biến khác của vi ngủ là ngủ gật. Bạn cho rằng mình sẽ biết nếu bản thân vừa trải qua giấc ngủ siêu ngắn, nhưng chúng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Những người trải qua hiện tượng này không phải lúc nào cũng nhận ra họ đã ngủ thiếp đi trong thời gian ngắn.

Thay vì nhận ra mình vừa thiếp đi, bạn có thể nghĩ rằng mình chỉ ngừng chú ý đến mọi thứ xung quanh trong thời gian ngắn. Trong giai đoạn ngủ siêu ngắn, mọi người cảm thấy phản ứng giảm đi đối với các kích thích bên ngoài, chẳng hạn như tín hiệu âm thanh hoặc hình ảnh.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mọi người có xu hướng di chuyển mắt chậm hơn trong những khoảnh khắc gần đến giấc ngủ. Tuy nhiên, bạn có thể không nhận ra rằng mình đang di chuyển mắt chậm hơn hoặc mí mắt đang sụp xuống. Giãn đồng tử là một yếu tố khác có thể chỉ ra giấc ngủ siêu ngắn.

Thông qua các công cụ theo dõi ánh mắt và video khuôn mặt, máy học có thể xác định những thay đổi cho thấy một người đang trải qua hoặc sắp trải qua giấc ngủ siêu ngắn. Bởi vì vấn đề này thường xảy ra khi mọi người buồn ngủ, hệ thống giám sát lái xe có thể đo lường số lượng chớp mắt, thay đổi nhịp tim và chuyển động của vô lăng để phát hiện tình trạng buồn ngủ ở người lái xe trước khi họ ngủ gục trên vô lăng.

ngủ siêu ngắn

Rủi ro của ngủ siêu ngắn

Rủi ro chính của ngủ siêu ngắn là tăng tỷ lệ tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc hạng nặng, phẫu thuật y tế hoặc bất kỳ nhiệm vụ nhạy cảm tương tự khác. Trong một nghiên cứu liên quan đến lái xe mô phỏng, các giai đoạn vi ngủ có liên quan đến suy giảm hiệu suất lái xe. Do ngủ siêu ngắn làm cho mọi người ít phản ứng hoặc không phản ứng với các kích thích trong thời gian ngắn, nên bất kỳ tình huống rủi ro cao nào đòi hỏi phản ứng nhanh đều trở nên rủi ro khi ngủ siêu ngắn.  

Bản thân tình trạng ngủ siêu ngắn không gây ra bất kỳ tổn hại nào về thể chất. Nếu bạn trải qua giai đoạn vi ngủ trong môi trường an toàn (nơi mà sự mất tập trung trong thời gian ngắn không tiềm ẩn hậu quả nghiêm trọng), thì tình trạng này không phải vấn đề.

Mặt khác, cần có thêm nghiên cứu để xác định xem tình trạng ngủ siêu ngắn có phải yếu tố gây rối loạn giấc ngủ hay không. Hiện tại, các chuyên gia y tế không sử dụng các lần xuất hiện giấc siêu ngủ ngắn làm tiêu chí chẩn đoán. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy việc xác định vấn đề này trong quá trình kiểm tra độ trễ nhiều giấc ngủ (MSLT) sẽ giúp các chuyên gia chẩn đoán chính xác hơn chứng buồn ngủ ban ngày quá mức. MSLT thường được sử dụng để chẩn đoán chứng ngủ rũ và chứng mất ngủ vô căn, 2 chứng rối loạn đặc trưng bởi cảm giác buồn ngủ.

Nguyên nhân của giấc ngủ siêu ngắn

Nguyên nhân chính của ngủ siêu ngắn là buồn ngủ và thiếu ngủ. Rối loạn giấc ngủ gây thiếu ngủ hoặc buồn ngủ quá mức dường như có liên quan đến ngủ siêu ngắn. Cần nhiều nghiên cứu hơn để đưa ra kết luận chắc chắn về mối quan hệ giữa rối loạn giấc ngủ và vi ngủ.

Những người bị rối loạn giấc ngủ do làm việc theo ca có thể đặc biệt quan tâm đến nghiên cứu này. Thực tế, nhóm này có khả năng mắc bệnh cao gần gấp 3 lần và cũng có khả năng gặp tai nạn xe hơi cao hơn. Nghiên cứu sâu hơn sẽ chỉ ra tình trạng gia tăng này một phần là do các giai đoạn ngủ siêu ngắn.

Những người được nghỉ ngơi đầy đủ cũng có thể trải qua giấc ngủ siêu ngắn, chẳng hạn như khi làm một việc gì đó tẻ nhạt hoặc lặp đi lặp lại. Một giấc ngủ siêu ngắn không hẳn đồng nghĩa với việc bạn bị thiếu ngủ hoặc mắc chứng rối loạn tiềm ẩn.

Điều trị tình trạng ngủ siêu ngắn

Hiện tại, không có phương pháp điều trị chung nào được khuyến nghị cho tình trạng này, giấc ngủ siêu ngắn cũng không nhất thiết xuất phát từ rối loạn giấc ngủ hoặc được xem là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán cho bất kỳ chứng rối loạn giấc ngủ nào. Do vi ngủ có liên quan đến tình trạng thiếu ngủ và buồn ngủ, nên việc ngủ đủ giấc sẽ giúp ích.

Các loại thuốc kích thích tỉnh táo giúp giảm các cơn buồn ngủ siêu ngắn, nhưng chúng nên được sử dụng một cách thận trọng và có sự tư vấn của bác sĩ. Nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ, một số công ty đang nghiên cứu việc sử dụng tín hiệu âm thanh để giảm thiểu giấc ngủ ngắn khi lái xe.

Nếu bạn tin rằng mình thường xuyên trải qua hiện tượng vi ngủ hoặc mặc dù đã ngủ đủ giấc, hãy cân nhắc nói chuyện với bác sĩ.

ngủ siêu ngắn

Khi nào ngủ siêu ngắn xảy ra?

Ngủ siêu ngắn có thể xảy ra bất cứ lúc nào một người đang thức. Nó có nhiều khả năng xảy ra sau khi thiếu ngủ, nhưng nó có thể xảy ra ngay cả khi một người được nghỉ ngơi đầy đủ. Mọi người trải qua nhiều giai đoạn ngủ nhỏ hơn khi họ buồn ngủ hơn, ngay cả khi họ không nhận thức được một cách có ý thức buồn ngủ của họ.

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng một số nhà nghiên cứu nhận thấy ngủ siêu ngắn diễn ra thường xuyên hơn vào buổi chiều, ngay cả khi mọi người không cảm thấy buồn ngủ. Phát hiện này có thể do nhịp sinh học của chúng ta. Nhiều người cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn vào đầu giờ chiều, đôi khi được gọi là cơn buồn ngủ buổi chiều hoặc cơn buồn ngủ sau bữa trưa. Ngược lại, những người làm ca đêm thường cảm thấy buồn ngủ khi lái xe về nhà vào buổi sáng.

Việc bắt kịp giấc ngủ có thể làm giảm sự xuất hiện của ngủ siêu ngắn. Bạn cũng nên hạn chế dùng thuốc kích thích giấc ngủ trước khi làm những hoạt động đòi hỏi sự tập trung.

Khi nào nên nói chuyện với bác sĩ?

Nhiều người trải qua những giai đoạn ngủ li bì như một hệ quả tự nhiên sau một đêm thức khuya. Mặc dù không thể thay thế cho một giấc ngủ thích hợp, nhưng những giấc ngủ siêu ngắn có thể cải thiện một phần nhỏ hiệu suất. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng những cơn vi ngủ có thể là do rối loạn giấc ngủ.

Nếu bạn thấy mình gặp khó khăn khi ngủ 7 tiếng trở lên được khuyến nghị mỗi đêm hoặc buồn ngủ quá mức vào ban ngày, hãy hẹn gặp bác sĩ. Họ có thể giúp bạn xác định và làm việc để điều trị bất kỳ chứng rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn nào hoặc các vấn đề y tế khác góp phần gây ra các vấn đề giấc ngủ.

Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn có được bộ chăn ga gối đệm chất lượng, ưng ý nhất. Để được tư vấn và đặt mua đệm Olympia, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ showroom gần nhất thuộc Demolympia.com. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger