Bảo hộ nhãn hiệu chăn ga gối đệm Olympia độc quyền

Vào ngày 17/5/2022, Công ty TNHH sản xuất và đầu tư Minh Phong chính thức nhận Quyết định về việc chấp nhận đơn hợp lệ từ Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ. Đây chính là lời khẳng định chắc chắn về quyền sở hữu, được hưởng và sử dụng độc quyền nhãn hiệu từ phía công ty Minh Phong.

Do đó, chúng tôi có quyền yêu cầu bất kỳ cá nhân hoặc đơn vị nào có quyền xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, bồi thường hoặc gỡ bỏ toàn bộ sản phẩm vi phạm liên quan đến nhãn hiệu Olympia.

Các sản phẩm thuộc thương hiệu Olympia:

Nhóm hàng chăn ga gối

  • Chăn ga gối Olympia
  • Chăn ga gối khách sạn Olympia
  • Chăn ga gối hoạt hình Olympia
  • Nhóm hàng đệm
  • Đệm bốn mùa Olympia
  • Đệm bông ép Olympia
  • Đệm lò xo Olympia
  • Đệm foam Olympia
  • Giường sắt Olympia

Nhóm hàng sản phẩm mùa vụ

  • Lưới võng thư giãn Olympia
  • Chăn đông Olympia
  • Chăn xuân thu Olympia
  • Vỏ chăn đông Olympia

Nhóm hàng chăn ga gối lẻ

  • Vỏ gối Olympia
  • Ga gối chun Olympia
  • Gối cao su Olympia
  • Gối ôm cao su Olympia
  • Gối ôm Olympia Sapphire  Foam Massage
  • Ruột gối Olympia Cassia
  • Ruột gối tựa Olympia
  • Ruột gối ép Olympia
  • Ruột gối chống ngáy Olympia
  • Gối ôm hoạt hình Olympia cartoon
  • Gối ngủ nhanh Olympia
  • Ruột gối lông vũ Olympia

Nhóm hàng khác

  • Áo gối cao su Olympia
  • Áo bọc đệm Olympia
  • Topper Olympia
  • Divan khách sạn Olympia
  • Ga chống thấm Olympia
  • Tấm bảo vệ đệm tròn Olympia


Dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Olympia

Căn cứ vào Luật Sở hữu trí tuệ, các yếu tố xâm phạm quyền dưới đây đối với nhãn hiệu Olympia đều là vi phạm bảo hộ nhãn hiệu. 

  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa/ dịch vụ trùng với hàng hóa/dịch vụ thuộc danh mục đăng kỳ đính kèm nhãn hiệu.
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa/ dịch vụ, tương tự hoặc trùng với hàng hóa/ dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu, nếu việc sử dụng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa/dịch vụ.
  • Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa/ dịch vụ, tương tự hoặc trùng với hàng hóa/ dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu, nếu việc sử dụng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa/dịch vụ.

Theo đó, dấu hiệu bị trùng bị coi là vi phạm luật nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả về màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số điểm hoàn toàn trùng hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt các yếu tố gồm cấu tạo, phát âm, phiên âm, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu.

Các mức xử lý hành vi vi xâm phạm nhãn hiệu

Một số điều khoản xử lý vi phạm nhãn hiệu tại Nghị định 99/2013/NĐ-CPngày 29/08/2013. Tùy vào mức độ vi phạm, các hành vi có dấu hiệu xâm phạm nhãn hiệu Ollympia bị xử lý theo quy định của pháp luật như sau.

Điều 11. Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:
  2. a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
  3. b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
  4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
  5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
  6. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
  7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng……”

Điều 12. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa Iý

  1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:
  2. a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;
  3. b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
  4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
  5. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
  6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng…”

“Điều 13. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số luợng đến 500 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị):
  2. a) Bán; vận chuyển, kể cả quá cảnh; cung cấp; tàng trữ; trưng bày để bán tem, nhãn, bao bì, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;
  3. b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
  4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số lượng từ trên 500 đơn vị đến 1.000 đơn vị.
  5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số lượng từ trên 1.000 đơn vị đến 2.000 đơn vị.”
messenger